Breaking News

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh sỏi thận và cách điều trị

SỎI THẬN – là một căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam và rất nguy hiểm, gặp ở mọi lứa tổi đa số là ở những người trưởng thành. Nếu bệnh sỏi thận không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm như NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU, SUY THẬN và có thể dẫn đến TỬ VONG.



NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ SỎI THẬN

Sỏi Thận Là Gì? Và Sự Hình Thành Bệnh Sỏi Thận


Đó là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận, tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau.

Box: Nước từ mạch máu ngấm qua tế bào thận, bài tiết nước tiểu qua ống thận vào lòng thận, theo ống bài tiết (niệu quản) xuống bàng quang và thoát ra ngoài. Sỏi hình thành, di chuyển ở bất cứ vị trí nào trên đường đi đó của nước tiểu và được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang. Tuy nhiên, do cấu tạo của thận có nhiều ngóc ngách, khe kẽ mà độ lắng đọng lớn hơn khiến dễ bị sỏi hơn cả.

Nguyên Nhân Gây Nên Bệnh Sỏi Thận






Có 6 nguyên nhân chính dẫn đến sỏi thận

①- Sỏi thận do lắng đọng: Vì uống nước không đủ, nhất là với những người lao động nặng nhọc, hoặc mải làm việc cả ngày không uống nước, lúc uống lại uống quá nhiều mà không uống đều trong ngày.
②- Bị dị dạng đường tiểu: Nước tiểu không thoát ra hết, lâu ngày tích trữ, đọng lại và tạo sỏi.
③- Bị u xơ tiền liệt tuyến: U xơ đội lên trong lòng bàng quang khiến nước tiểu đọng lại ở khe kẽ.
④- Bị chấn thương nặng, phải nằm một chỗ: (Như chấn thương đùi chẳng hạn), người bệnh lại uống nhiều sữa, ít nước. Trường hợp này cũng dễ tạo sỏi thận.
⑤- Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn thiên lệch một loại thức ăn, cụ thể là ăn quá nhiều thịt hoặc ngược lại, ăn quá nhiều rau cũng là những nguyên nhân gây nên sỏi thận.
⑥- Nhiễm trùng bộ phận sinh dục: Nguyên nhân này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn. Khi không vệ sinh thường xuyên, vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, từ đó hình thành sỏi.

Triệu Chứng Và Dấu Hiệu Của Bệnh Sỏi Thận



Khi bạn thấy một trong các triệu chứng sau bạn nên đi khám bác sĩ ngay để phát hiện bệnh sớm. Biểu hiện của bệnh như sau:

⑴ Đau lưng, đau mạn sườn: Dấu hiệu chung của người bệnh sỏi thận là đau ở mạn sườn và lưng, ngay dưới xương sườn nơi có thận. Tùy vào thời điểm phát hiện, người bệnh sỏi thận sẽ có các cơn đau nhẹ hoặc đau nhói. Riêng nam giới bị sỏi thận có thể đau ở tinh hoàn và đau ở bìu.

⑵ Nước tiểu mùi hôi: Bệnh nhân sỏi thận thường có nước tiểu đục và có mùi hôi, hăng do chứa nhiều chất độc và hóa chất.

⑶ Tiểu nhiều, tiểu buốt: Đi tiểu nhiều là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh sỏi thận. Đi tiểu buốt là do viên sỏi đã di chuyển từ bàng quang ra niệu đạo.

⑷ Buồn nôn và nôn: Buồn nôn cũng là dấu hiệu thường thấy của bệnh sỏi thận. Bạn có cảm giác buồn nôn là do các cơn đau quá sức bởi sỏi thận, hoặc nôn vì đây là cách duy nhất thải chất độc ra khỏi cơ thể khi thận đã không còn tác dụng bài tiết chất cặn bã.
⑸ Đau khi ngồi lâu: Khi những viên sỏi trong thận đã to, người bệnh khó có thể ngồi hay nằm một tư thế nhất định trong thời gian dài. Do áp lực lên các khu vực bị ảnh hưởng bởi sỏi thận khiến sỏi cọ xác vào nhiều cơ quan nội tạng khác, càng làm người bệnh đau hơn,

⑹ Sưng: Người bệnh sẽ nhận thấy vùng bụng chứa thận, quanh khu vực bụng và háng bị sưng.

⑺ Sốt: Người bị sỏi thận dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, khiến họ sốt và gai người.

Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Sỏi Thận

➣ Bế tắc hệ niệu: Những hòn sỏi hình thành trong lòng đường tiểu như đài thận, bồn thận, bọng đái đều có khả năng rơi vào niệu quản hoặc niệu đạo, gây bế tắc. Hiện tượng bế tắc này dẫn đến các cơn đau bão thận; thận ứ nước hoặc niệu quản ứ nước; bí tiểu
➣ Nhiễm trùng: Hòn sỏi nằm lâu ngày trong hệ niệu là nơi vi trùng tụ tập và phát triển, sẽ gây nhiễm trùng. Trường hợp nhiễm trùng nhẹ, các triệu chứng gồm tiểu gắt, đau lưng, thử nước tiểu thấy có bạch cầu một “+” hoặc hai “+”. Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể tiểu ra mủ, sốt cao. Nếu kết hợp với bế tắc đường tiểu thì có thể khiến thận ứ mủ hoặc thận hoá mủ.
➣ Suy thận cấp: Nếu hai quả thận đều bị bế tắc cùng lúc, bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng không có một giọt nước tiểu nào cả, nếu kéo dài trong vài ngày có thể dẫn đến tử vong.
➣ Vỡ thận: Vỡ thận xảy ra khi thận bị ứ nước to, vách thận mỏng. Tuy nhiên đây là trường hợp rất hiếm gặp. Các biến chứng sỏi thận rất nguy hiểm, tốt nhất bệnh nhân nên thăm khám, phát hiện sớm để chữa kịp thời.

PHƯƠNG PHÁP CHỮA SỎI THẬN



Phương pháp hiện đại


LƯU Ý: Các phương pháp này chỉ mới hỗ trợ điều trị hết sỏi nhất thời, chứ chưa ngăn ngừa tái phát nên bệnh nhân thường phải chữa lại nhiều lần gây tâm lý mệt mỏi, lo lắng. Chính vì vậy để chữa bệnh sỏi thận, bệnh nhân cần phải kiểm soát được lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu không được tăng quá mức. Điều này thì các phương pháp như phẫu thuật, tán sỏi…chưa làm được.

Phương pháp đông y cổ truyền

Chữa sỏi thận bằng phương pháp đông y

Theo Thầy thuốc Trọng Minh Khoa việc chữa sỏi thận theo Đông y khắc phục được các nhược điểm của Tây y, Mặt khác, việc chữa bệnh bằng phương pháp đông y giúp tăng cường thể trạng, sức đề kháng của cơ thể một cách tự nhiên vô cùng an toàn và hiệu quả. Đặc biệt người bệnh KHÔNG CẦN phẫu thuật nữa. Tuy vậy, nó yêu cầu ta phải kiên trì điều trị trong một thời gian dài.
Dưới đây là một số  “Bài Thuốc Đông Y Chữa Bệnh Sỏi Thận ” Cực kỳ hiệu quả, đã được áp dụng rất nhiều và rất thành công trong vấn đề điều trị bệnh sỏi thận hiện nay. Bác Sĩ Khoa chia sẻ với nhiều thành phần 100% thảo dược thiên nhiên giúp bạn loại bỏ sỏi hoàn toàn mà không cần phải phẫu thuật.

+ Bài thuốc số 1: Kim tiền thảo 30g, đương quy 14g, đào nhân 14g, quả dứa dại 20g, kê nội kim 12g, đăng tâm 6g, tỳ giải 14g, ý dĩ nhân 20g. Uống liên tục 1 tháng, nếu sỏi lớn phải uống lâu… Bài thích hợp nhiều loại sỏi, dễ uống, uống lâu không thấy tác dụng phụ
+ Bài thuốc số 2: Mộc thông 12g, biển súc 12g, sa tiền tử 12g, hoạt thạch 12g, cù mạch 12g, sơn chi tử 12g, đại hoàng 8g, cam thảo 6g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang, phân 2 đến 3 lần uống.
+ Bài thuốc số 3: Tơ hồng (sao vàng) 30g, tỳ giải 30g, thổ phục linh 20g, mã đề 16g, hoài sơn (sao vàng) 30g, liên nhục 20g, thạch vĩ 12g, quy bản 10g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang, phân 4 đến 5 lần uống.
+ Bài thuốc số 4: Lục vị gia giảm” gồm: Thục địa 20g, hoài sơn 16g, đơn bì 14, sơn thù 14g, phục linh 14g, trạch tả 14g, xa tiền tử 12g, quế chi 12g, phụ tử 6g, ngưu tất 12g, đỗ trọng 14g sao vàng, sắc uống 5 thang đi tiểu thông, tức bụng, đau lưng giảm. Uống thêm lần hai 5 thang, đau tức bụng, đau lưng lạnh chân đều giảm nhiều, uống thêm lần 3, bệnh nhân đã khỏi hoàn toàn.
Công dụng và ưu điểm của bài thuốc!
 Điều trị bệnh sỏi thận, cặn ở thận, sỏi bang quang, sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo. chữa tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó, bí tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt.
 Bài thuốc 100% từ thảo dược thiên nhiên quý, tuyệt đối an toàn, không tác dụng phụ, rất phù hợp với thể trạng và cơ địa của người Việt Nam.
 Ngưng sự phát triển của viên sỏi, đồng thời bào mòn viên sỏi và đẩy sỏi ra ngoài qua đường nước tiểu​, Điều trị dứt điểm từ nguyên căn của bệnh và không tái lại.

 Với bài thuốc trên không cần phải Phẫu Thuật.

NHỮNG LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ

Người bị sỏi thận nên uống đủ nước?

Nước là dung môi cần thiết trong quá trình bài tiết, cơ thể ngời bình thường mỗi ngày cần 1,5 đến 2 lít nước. Bạn nên sử dụng các chai đựng có thể đo lường lượng nước đưa vào cơ thể mỗi ngày để hạn phòng ngừa, hạn chế và điều trị bệnh.

Người bị sỏi thận nên ăn gì?

Chanh, cam

Các nhà nghiên cứu Canada đã tiến hành 1 cuộc khảo sát trên 13 130 người, kết quả cho thấy những người không dung nạp đủ lượng vitamin C sẽ bị tăng gấp 3 lần nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Họ cũng khuyên tất cả mọi người đều nên bổ sung vitamin C từ cam, chanh, bưởi vào thực đơn hằng ngày. Đặc biệt với phụ nữ- đối tượng thường bị sỏi tấn công nhiều hơn thì điều này lại càng cần thiết.

– Táo tươi

Trong táo có nhiều vitamin C dễ tan trong nước, có thể làm giảm lượng cholesterol dư thừa trong cơ thể chuyển hóa thành axít trong dịch mật- thành phần chủ yếu tạo sỏi. Táo cũng giúp kiềm hóa nước tiểu, giảm nguy cơ tạo tinh thể acid uric.

– Dứa

Mặc dù là loại quả quen thuộc trong đời sống hằng ngày song ít ai biết dứa còn có công dụng điều trị sỏi thận vô cùng công hiệu. Cách đơn giản nhất là ăn dứa chín hoặc ép dứa lấy nước uống đều có thể giúp tiêu sỏi. Trong dứa còn có vitamin C, vitamin B1, mangan, axit hữu cơ…rất tốt cho sức khỏe.
Nhiều người bệnh cũng chia sẻ về cách điều trị sỏi thận bằng quả dứa như sau: khoét 1 lỗ trên quả dứa nhét vào đó 1 ít phèn chua rồi hấp cách thủy trong vòng 3 giờ, sau đó ăn hết cả nước và cái. Áp dụng bài thuốc liên tục trong vòng 7 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Những loại quả trên ăn hoặc uống nước ép đều tốt song người bệnh cũng không nên lạm dụng. Vẫn phải đảm bảo uống đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày.
Thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ là từ khóa đầu tiên trả lời câu hỏi sau khi mổ sỏi thận nên ăn gì.  Những thực phẩm này là nguồn cung cấp chất xơ rất hiệu quả giúp hỗ trợ nhu động ruột, giảm khó khăn khi đại tiện, nhất là với những người bệnh sau khi thực hiện tán sỏi thận qua da.
Theo đó, các loại thực phẩm nhiều chất xơ không thể kể đến đó là ngũ cốc nguyên hạt, rau và đậu. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có cách bổ sung chất xơ hợp lý nhất. Kèm theo đó, bạn nên kết hợp với việc đi bộ hoặc tập thể dục nhẹ nhàng để góp phần cải thiện hoạt động đại tiện, tránh tái phát sau mổ sỏi thận.
Thực phẩm giàu can xi
Thực phẩm giàu Canxi được khuyến khích cho nhiều người, trong đó cũng có những người bệnh sau khi mổ sỏi thận.
Bằng chứng là có rất nhiều nghiên cứu mới đây chỉ ra, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ canxi hàng ngày sẽ có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc và tái phát sỏi thận canxi.
Để bổ sung canxi, những người hình thành sỏi canxi oxalate nên uống 800 mg canxi mỗi ngày giúp hỗ trợ hồi phục sau mổ. Mỗi ngày, hãy uống một cốc sữa 300 mg canxi hoặc các sản phẩm chứa nhiều canxi từ sữa.

Tuyệt đối kiêng kị

– Chuối

Mặc dù chuối có chứa chuối protein, các loại đường, calci, phốt-pho ,tinh bột, chất béo, kali, kẽm, vitamin A, C, E, B1 nhưng lượng kali trong chuối quá nhiều lại ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của thận.
– Hoa quả khô

Người bị sỏi thận không nên ăn hoa quả khô hoặc nho vì chúng rất nhiều bazơ oxalic kích thích sỏi phát triển.

– Quả bơ

Giống như chuối, trong bơ cũng chứa 1 lượng kali lớn gây ra nhiều áp lực cho quả thận. Với những người có sức khỏe tốt thì nên ăn bơ hằng ngày, chúng chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn rất có lợi cho tim mạch.
Thực phẩm chứa nhiều Muối:
Bạn nên cố gắng ăn nhạt vì những nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu.

Tư thế ngủ cho người sỏi thận

Theo các chuyên gia thì người bị sỏi thận luôn nằm ngủ ở cùng vị trí mỗi đêm thì sẽ tăng nguy cơ bị sỏi thận ở một bên là 75% (bên trái hoặc bên phải). Ngủ ở một vị trí sẽ cản trở lưu thông máu xuống thận ở vị trí đó, làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc của thận trong việc lọc các chất khoáng – tác nhân gây sỏi thận.

Trang phục cho người sỏi thận

Người bị sỏi thận nên mặc thoáng mát để không cản trở quá trình bài tiết. Đặc biệt quan tâm đến Quần, nếu bạn mặc quần quá chật sẽ là bệnh nặng hơn hoặc khó thuyên giảm.

Bởi vậy bạn nên mặc quần áo lỏng, thoải mái, hạn chế mặc "quần lót chật". Nếu không mặc càng tốt cho quá trình điều trị bệnh.

Nên khám ở đâu?

Mình có bài viết: Danh sách bệnh viện khám thận nổi tiếng Bạn tham khảo để có địa chỉ gần mà tiện nhé!

Bác sĩ nổi tiếng trong nghề

Bạn tham khảo: Danh sách bác sĩ chữa bệnh thận nổi tiếng

Đặt lịch khám định kỳ

Bạn nên đặt lịch khám định kỳ đến các trung tâm để theo dõi tiến trình bệnh. Trung bình 1 tháng 1 lần để kiểm tra diễn biến của bệnh, và các lời khuyên của bác sĩ sẽ giúp bạn có cách điều trị đúng hướng.

Nên hạn chế quan hệ


Người bị sỏi thận thường sẽ bị đau buốt thắt lưng do vậy khi quan hệ mạnh cũng sẽ rất đau. Nếu bạn muốn trị bện sớm thì nên "Bế Quan Tỏa Cảng" cho đến khi khỏi bệnh.


Không có nhận xét nào