Breaking News

Chế độ ăn cho người suy thận mạn để trị bệnh hiệu quả

Chế độ ăn cho người suy thận mạn là vấn đề mà người bệnh cần hết sức lưu ý nếu không muốn bệnh tình ngày càng thêm trầm trọng.

Bạn đọc quan tâm: Dấu hiệu nhận biết, triệu chứng suy thận thường gặp

Chế độ dinh dưỡng của người trưởng thành bị suy thận như sau:

Suy thận cấp, giai đoạn trước lọc thận:
Về năng lượng: 35 kcal/kg cân nặng/ngày hoặc từ 1800- 1900 kcal/ngày. Lượng glucid là 310 – 350 gam/ngày.
Về protein dưới 0,6 g/kg cân nặng/ngày hay lượng protein dưới 33 g/ngày. Tỷ lệ protein động vật/protein tổng số trên 60%.
Về lipid: năng lượng do lipid cung cấp đạt 20-25% tổng năng lượng/ngày hay lượng lipid là 40-50 g/ngày. Trong đó acid béo chưa no 1 nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi 1/3 và acid béo no chiếm 1/3 tổng số lượng lipid.
Đảm bảo cân bằng nước và điện giải: Ăn nhạt tương đối lượng Natri dưới 2000mg/ngày. Hạn chế các thực phẩm giàu kali, lượng kali là 1000 mg/ngày. Hạn chế các thực phẩm giàu phosphat, lượng phosphat là 600 mg/ngày.
Hạn chế nước ăn và uống khi có chỉ định của bác sỹ, nhưng lượng nước trong ngày cung cấp cho cơ thể được tính như sau:
V nước = V nước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, nôn, ỉa chảy) + 300 – 500 ml (tùy theo mùa).
Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất. Ăn từ 4 - 6 bữa/ngày.

Người suy thận mạn hạn chế ăn mặn
Suy thận mạn giai đoạn 1-2
Về năng lượng: 35 kcal/kg cân nặng/ngày hoặc từ 1800 - 1900 kcal/ngày. Lượng glucid là 313 – 336 gam/ngày.
Về protein từ 0,6 – 0,8 g/kg cân nặng/ngày hay lượng protein dưới 40-44 g/ngày. Tỷ lệ protein động vật/protein tổng số ≥ 60%.
Về lipid: năng lượng do lipid cung cấp đạt 20-25% tổng năng lượng/ngày hay lượng lipid là 40-50 g/ngày. Trong đó acid béo chưa no 1 nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi 1/3 và acid béo no chiếm 1/3 tổng số lượng lipid.
Đảm bảo cân bằng nước và điện giải: Ăn nhạt tương đối lượng Natri dưới 2000mg/ngày. Hạn chế kali khẩu phần khi kali máu trên 6 mmol/L (lượng kali là 2000-3000 mg/ngày). Hạn chế hoặc sử dụng vừa phải các thực phẩm giàu kali. Hạn chế các thực phẩm giàu phosphat, lượng phosphat dưới 1200 mg/ngày.
Hạn chế nước ăn và uống khi có chỉ định của bác sỹ, nhưng lượng nước trong ngày cung cấp cho cơ thể được tính như sau:
V nước = V nước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, nôn, ỉa chảy) + 300 – 500 ml (tùy theo mùa).
Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất. Ăn 4 bữa/ngày.
Thức ăn nên hạn chế
Muối (ăn nhạt nếu có phù, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 2 thìa nhỏ nước mắm); ăn hạn chế đạm thực vật như đậu đỗ, lạc, vừng, tránh ăn nội tạng động vật; đồ nướng, rán, thực phẩm giàu kali (cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, lạc, hạt điều, dẻ, socola); thực phẩm giàu phốt-pho (pho-mat, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, đậu đỗ…).
Thức ăn được khuyến khích: Chất bột (khoai lang, khoai sọ, miến dong); chất đường (đường, mía, mật ong, hoa quả ngọt); chất béo (có thể ăn khoảng 30 - 40g/ngày, ưu tiên chất béo thực vật); bổ sung canxi (sữa); bổ sung vitamin (nhóm B, C, acid folic…).
Nước uống
Lượng nước uống hàng ngày nên sử dụng = 300 đến 500ml (tùy theo mùa) + lượng nước tiểu hàng ngày + lượng dịch mất bất thường, hạn chế đồ uống có ga, cồn (bia, rượu...).

Chế độ ăn cho người suy thận mạn

Chế độ ăn uống cho người suy thận mạn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị bệnh, nó có thể khiến bệnh tình suy giảm nhưng cũng có thể làm cho bệnh tình thêm trầm trọng nếu như người bệnh không nắm vững những nguyên tắc sau:

Người suy thận mạn nên ăn các thức ăn có chất bột, chất béo
Uống đủ nước từ 1.5 l - 2l nước mỗi ngày, tuy nhiên nếu bệnh nhân bị suy thận nặng  phải hạn chế uống nước để tránh làm tăng áp lực cho thận.

Bổ sung các thực phẩm tốt cho thận như: Chất tinh bột (khoai lang, khoai sọ, miến dong), chất béo thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành, bổ sung canxi (sữa), vitamin (nhóm B, C, acid folic…).

Cung cấp đủ dưỡng chất, vitamin và các yếu tố vi lượng cho cơ thể như: sắt, axit folic, vitamin B6,  vitamin B12, là phức hợp chống thiếu máu, các vitamin A, B, C, E cần cho quá trình chuyển hóa các chất và chống gốc tự do…

  • Tránh ăn hải sản và các thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng
  • Tránh các chất gây kích thích như rượu bia, cafe, thuốc lá…
  • Tránh các loại thực phẩm làm tăng nhiệt bên trong cơ thể. 
  • Hạn chế lượng muối trong thức ăn
  • Tránh xa thực phẩm có hàm lượng kali cao
  • Không ăn phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà… vì chúng có thể gây ra hiện tượng tăng lipit huyết và tăng axit uric-huyết.
  • Hạn chế ăn rau bina, măng tre, gừng vì chúng sẽ làm tăng quá trình kết tinh muối trong ống nước tiểu khiến cho bệnh suy thận mãn càng thêm nặng. 
  • Hạn chế ăn đậu đỗ vì chúng rất giàu protein, khiến cho quá trình tiết protein qua đường tiểu tăng cao. 

Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh suy thận mạn và những nguyên tắc trong chế độ ăn cho người suy thận mạn để người bệnh tham khảo từ đó có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Chúc bạn đọc sẽ sớm điều trị thành công căn bệnh nguy hiểm này.

Suy thận mạn là gì? Có nguy hiểm hay không?

Suy thận mạn là tình trạng các chức năng của thận bị giảm sút, không hoạt động bình thường từ đó ảnh hưởng đến lớn đến sức khỏe của người bệnh bởi thận là một cơ quan vô cùng quan trọng trong cơ thể, đảm nhận nhiều chức năng như: Lọc máu, đào thải chất thải…

Suy thận mạn là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm có thể gây ra những biến chứng khó lường, ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan của cơ thể như:


  • Thiếu máu
  • Tổn thương hệ thần kinh trung ương, mất tập trung, suy giảm trí nhớ
  • Tăng huyết áp, gây ra các bệnh tim mạch, suy tim, đột quỵ
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ
  • Suy giảm hệ miễn dịch khiến cơ thể dễ bị mắc các bệnh khác.
  • Rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày
  • Ảnh hưởng sinh lý ở cả nam và nữ, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới
  • Bệnh suy thận mạn nếu chuyển sang giai đoạn cuối sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Người bệnh sẽ không thể điều trị khỏi bệnh mà chỉ có thể duy trì sự sống bằng cách lọc máu ngoài thận hoặc ghép thận.

Phần lớn những ca bị suy thận mạn được phát hiện khi bệnh đã tiến triển rất nặng, do đó tất cả mọi người đều cần nắm được những triệu chứng của bệnh và phải lập tức đi kiểm tra sức khỏe ngay nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu sau:




  • Các vấn đề khi khi đi tiểu: Tiểu đêm nhiều lần, tiểu có bọt, tiểu rát, căng trướng khi đi tiểu…
  • Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
  • Phù nề: Khi chức năng của thận bị ảnh hưởng, nước bị tích tụ lại dưới da gây phù nề, sưng thường ở mặt và tay chân.
  • Xuất huyết ngoài da, chảy máu chân răng, chảy máu mũi…
  • Đau lưng/thắt lưng: Do chức năng thận suy giảm,  làm mất cân bằng điện giải trong cơ thể, từ đó gây ra tình trạng ứ dịch dẫn đến đau vùng thắt lưng hoặc hố thận.

Không có nhận xét nào