Breaking News

Yếu tố tạo nên bệnh sỏi thận và cách phòng tránh

Viên sỏi thận nhỏ nhưng có thể gây đau đớn cho người mắc nó. Vậy yếu tố nào gây nên bệnh sỏi thận và cách phòng tránh ra sao?

>> Cách chữa sỏi thận bằng đu đủ xanh

Một khi đã bị sỏi thận thì nguy cơ tái phát là 50%. Trước kia nhiều người cho rằng bệnh chỉ xuất hiện ở nam giới nhưng nữ cũng mắc bệnh. Tin tốt là với một vài điều chỉnh trong chế độ ăn và lối sống, bạn có thể không bị sỏi thận hoặc không tái phát.



Dưới đây là một yếu tố tạo nên bệnh sỏi thận:

Thiếu canxi

Mất cân bằng trong chế độ ăn uống

Sỏi thận hay gặp nhất là dạng canxi, vì thế bạn nên cắt giảm vi chất này? Điều này không đúng, đó là lối tư duy cũ. Ngày nay, các nhà khoa học cho rằng những người sử dụng nhiều canxi hơn thì ít bị sỏi thận hơn những người có chế độ ăn ít canxi, theo một nghiên cứu năm 2013 do Trường Y khoa Harvard thực hiện.

Tiến sĩ Mantu Gupta, Trưởng khoa Tiết niệu, Bệnh viện Mount Sinai St. Luke’s cho rằng vấn đề ở đây là sự cân bằng. Nếu chế độ ăn không đủ canxi, thì các oxalate thường liên kết với canxi trong đường tiêu hóa sẽ liên kết với canxi trong nước tiểu và dẫn đến hình thành sỏi thận.

Người bị sỏi thận bổ sung can xi như thế nào?

Người đã bị sỏi thận, cần đi khám và xét nghiệm để xác định nguyên nhân và chất tạo sỏi. Nếu là sỏi canxi, thì việc bổ sung canxi (loại tổng hợp) sẽ phải hạn chế.



Vậy ta bổ sung canxi bằng chế độ ăn uống cho người sỏi thận (canxi tự nhiên). Dù bạn bổ sung canxi bằng cách nào thì cách ăn uống thông qua thực phẩm như tôm, cua vẫn là tốt nhất. 

Tuy nhiên, một số thực phẩm chứa canxi Oxalat trong một số loại rau cũng ảnh hưởng tới việc tạo sỏi nên cũng cần sử dụng hạn chế. 

Đối với các chế phẩm sữa, bạn vẫn sử dụng được nhưng cần chú ý tránh pha sữa ở nhiệt độ cao (trên 50 độ C) và bạn phải thường xuyên định kỳ kiểm tra nồng độ canxi trong máu. Nếu cần thiết bạn có thể siêu âm thận thường xuyên.

Chế độ ăn nhiều muối

Chế độ ăn nhiều muối có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh, trong đó có sỏi thận. Tiêu thụ nhiều muối (sodium) làm tăng sự bài tiết canxi của thận.

Các chuyên gia khuyến cáo, nên hạn chế tiêu thụ muối xuống mức 2.300 mg một ngày. Những người bị huyết áp cao thì nên hạn chế xuống mức 1.500 mg một ngày.

Ăn nhiều muối có thể dẫn đến các bệnh

Tăng huyết áp

Điều đầu tiên mà bệnh nhân tăng huyết áp được khuyến cáo là giảm dần lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày. Lý do là vì muối khiến cơ thể giữ nước, dẫn tới tăng huyết áp và tạo áp lực cho tim.

Giữ nước

Gần đây bạn nhận thấy rằng chiếc nhẫn bạn vẫn đeo bỗng nhiên bị chật? Đó có thể là do cơ thể giữ nước vì ăn quá nhiều muối. Bạn có thường xuyên phải “ghé thăm” toilet? Nguyên nhân có thể không phải vì bạn uống nhiều nước mà do chế độ ăn của bạn quá nhiều muối. Chế độ ăn nhiều muối sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Vì vậy, hãy kiểm soát lượng muối ăn hàng ngày nhé.

Khô miệng

Sau khi ăn một số loại thực phẩm, bạn cảm thấy khô miệng và khát nước. Nguyên nhân là do bữa ăn đó có lượng muối cao. Để tránh việc phải uống quá nhiều nước nhằm giúp cơ thể đào thải muối, bạn nên cắt giảm lượng muối trong bữa ăn hàng ngày.

Đau đầu

Bạn có thường xuyên bị đau đầu sau khi ăn các thực phẩm chứa hàm lượng muối cao, như khoai tây chiên? Nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng, một số người thường bị đau đầu sau khi ăn các thực phẩm nhiều muối. Do vậy, những người này nên hạn chế lượng muối.

Không ăn các loại trái cây họ cam, quýt


Nếu không thể nhớ lần cuối cùng ăn chanh hay bưởi thì đây là lý do bạn nên thay đổi. Những loại quả có múi như cam, quýt, bưởi… chứa citrate, giảm nguy cơ bị sỏi thận, theo tiến sĩ Gupta.

Ăn quá nhiều thịt

Ăn quá nhiều thịt gia cầm và thịt đó cũng làm tăng nguy cơ bị sỏi. Một nghiên cứu năm 2014 chỉ rằng với những người ăn rau và cá, nguy cơ bị sỏi thận thấp hơn 30-50% so với những người mỗi ngày ăn 100 g thịt.


Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát

Thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiết niệu là dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị sỏi thận. Không phải tất cả viên sỏi đều gây đau thì một số cơ thể tự thải ra ngoài mà bạn không hề biết.

Tuy nhiên, viên sởi ở trong đường tiết niệu và ngăn cản dòng chảy của nước tiểu, điều này có thể dẫn đến viêm đường tiết niệu. Vì thế, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị sỏi thận mà không biết.

Sử dụng quá nhiều thuốc nhuận tràng

Thuốc nhuận tràng đã tồn tại từ rất lâu và dường như nhiều người có thói quen lạm dụng hoặc sử dụng sai loại thuốc này. Ở những người lớn tuổi, để đối phó với chứng táo bón họ có thói quen uống thuốc nhuận tràng hằng ngày.

Tuy nhiên, lạm dụng loại thuốc này có thể cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng thuốc và làm mất cân bằng điện giải, có mối liên quan đến sỏi thận.

Cân nặng

Chị em bị béo phì có nguy cơ bị sỏi thận cao hơn 35% so với những người có thân hình gọn gàng, theo một nghiên cứu năm 2011. Các nhà nghiên cứu không chắc lý do, tuy nhiên sự thay đổi độ pH trong nước tiểu – gây tích tụ axít uric là nguyên nhân hình thành sỏi thận

Không có nhận xét nào