Breaking News

Phương pháp tán sỏi thận nội soi ngược dòng bằng laser

Có thể nói tán sỏi thận (ngoài cơ thể hoặc ngược dòng) đã tạo ra một cuộc cách mạng trong điều trị sỏi đường tiết niệu.

Tán sỏi ngược dòng bằng laser là một phương pháp điều trị đang ngày càng được ưa chuộng vì không có vết mổ nên không để lại sẹo, thời gian nằm viện ngắn, phục hồi nhanh chóng, giúp loại bỏ hoàn toàn sỏi trong niệu quản.


80% các trường hợp sỏi niệu quản là do sỏi thận rơi xuống và kẹt lại ở những chỗ hẹp tự nhiên của niệu quản (khúc nối bể thận niệu quản, chỗ niệu quản bắt chéo qua động mạch chậu, niệu quản sát thành bàng quang) gây tắc hoàn toàn hoặc không hoàn toàn niệu quản. Mỗi khi sỏi gây tắc niệu quản sẽ gây ra biến chứng ở thận rất nhanh và nặng hơn bất cứ sỏi nào ở hệ tiết niệu.


Cơn đau quặn thận xuất hiện đột ngột, sau khi gắng sức, xuất phát từ hố của thắt lưng lan dọc theo đường đi của niệu quản, xuống dưới đến hố chậu bộ phận sinh dục và mặt trong đùi.

Triệu chứng kèm theo hay gặp là buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng do liệt ruột. Có thể có sốt, rét run nếu có viêm nhiễm kết hợp. Tiểu máu, thiểu niệu hoặc vô niệu.

Bạn có thể xem thêm:


Phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser là gì?

Đây là phương pháp dùng tia laser để “bắn phá” làm vỡ sỏi thành những viên rất nhỏ, từ đó sỏi sẽ được lấy ra ngoài. Nhờ tính ưu việt đó mà tán sỏi laser qua nội soi ngược dòng đã dần thay thế một số phương pháp điều trị khác như mổ mở, mổ nội soi sau phúc mạc…

Ai có thể áp dụng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser?

Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser
Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser
Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser được áp dụng điều trị đối với những bệnh nhân có sỏi niệu quản kích thước 0,6cm - 2cm, sỏi niệu quản nhỏ hơn 0,5cm sẽ điều trị nội khoa 1 tuần không cải thiện lâm sàng, sỏi không di chuyển xuống vị trí thấp hơn, sỏi trên vị trí hẹp niệu quản, sỏi trên polyp, sỏi niệu quản trên vị trí sa lồi niệu quản. 
Một số trường hợp không áp dụng được kỹ thuật này như: bệnh nhân có hẹp niệu đạo ở nam giới, bệnh nhân hẹp niệu quản đoạn dài dưới sỏi, bệnh nhân có rối loạn đông máu. Bệnh nhân nhiễm trùng tiết niệu nặng, thận ứ nước độ III, IV là chống chỉ định tương đối.

Quy trình thực hiện tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser

Trước tiên, bệnh nhân được gây tê tủy sống hoặc gây mê, người bệnh nằm ở tư thế phụ khoa. Sau đó, các bác sĩ dùng ống nội soi niệu quản qua đường niệu đạo, lên niệu quản đến sỏi rồi luồn dây dẫn tia laser sát sỏi (cách sỏi 1mm). Tùy theo độ cứng của sỏi mà các bác sĩ sẽ dùng tia laser cường độ tia lớn hay nhỏ bắn vào viên sỏi. Khi sỏi đã được tán vỡ nát sẽ theo nước tiểu xuống bàng quang và ra ngoài. Nếu mảnh sỏi nào lớn hơn 3mm thì bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để lấy bỏ.

Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser tại bệnh viện Thu Cúc

Bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ khám và điều trị nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser. Theo đó, khách hàng khi thực hiện tán sỏi tại bệnh viện Thu Cúc sẽ được:
Bác sĩ giỏi trực tiếp phẫu thuật
Bênh viện Thu Cúc là địa chỉ tán sỏi nội soi ngược dòng an toàn, hiệu quả
Bênh viện Thu Cúc là địa chỉ tán sỏi nội soi ngược dòng an toàn, hiệu quả
Để tán sỏi niệu quản ngược dòng hiệu quả, loại bỏ sạch sỏi, giúp người bệnh nhanh chóng chấm dứt các triệu chứng khó chịu, việc lựa chọn bác sĩ điều trị đóng vai trò rất quan trọng.  Ngoài những bác sĩ giỏi tại viện, bệnh viện Thu Cúc còn hợp tác chuyên môn với các bác sĩ giỏi của các bệnh viện lớn. Vì thế khách hàng lựa chọn bác sĩ giỏi trực tiếp thực hiện tán sỏi và điều trị hiệu quả.

Phẫu thuật an toàn và hiệu quả trong điều kiện tốt nhất

Toàn bộ quá trình tán sỏi niệu quản ngược dòng sẽ diễn ra tại bệnh viện uy tín có phòng mổ vô khuẩn một chiều và đầy đủ các trang thiết bị y tế hiện đại khác cùng ekip hỗ trợ chuyên nghiệp. Kết thúc điều trị, người bệnh được chăm sóc chu đáo bởi đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, tận tâm, giúp nhanh chóng hồi phục.

Chi phí hợp lý

Về vấn đề chi phí, bệnh viện Thu Cúc áp dụng chính sách thanh toán theo bảo hiểm toàn diện. Vì thế người bệnh không cần phải quá lo lắng về chi phí và an tâm vào điều trị.

Các phương tiện cận lâm sàng giúp chuẩn đoán sỏi

XQ: chụp hệ niệu không chuẩn bị, chụp hệ niệu có cản quang tĩnh mạch cho thấy hình ảnh sỏi niệu quản trên đường đi của niệu quản.

Siêu âm hệ tiết niệu cho thấy hình ảnh bóng cản âm trên đường đi của niệu quản, đánh giá mức độ giãn đài bể thận ​- niệu quản.

Chụp CT hệ niệu đa lát cắt: chẩn đoán chính xác hơn, thăm dò chính xác bệnh lý hệ tiết niệu, đánh giá chức năng thận. Có thể dựng hình lại hệ tiết niệu nhất là niệu quản.

Các xét nghiệm sinh hóa: đánh giá chức năng thận.

Nội soi tán sỏi bằng laser

Tán sỏi niệu quản qua nội soi niệu quản ngược dòng bằng laser là một bước đột phá công nghệ trong phẫu thuật ngoại khoa điều trị sỏi tiết niệu. Nó đã dần thay thế hầu hết phương pháp điều trị khác như mổ mở, mổ nội soi sau phúc mạc.



Chỉ định:

Sỏi niệu quản kích thước 0,6cm - 2cm.

Sỏi niệu quản nhỏ < 0,5 cm nhưng điều trị nội khoa một tuần không cải thiện lâm sàng, sỏi không di chuyển xuống vị trí thấp hơn, sỏi trên vị trí hẹp niệu quản, sỏi trên polype.

Sỏi niệu quản trên vị trí sa lồi niệu quản.

Với ống nội soi bán cứng có thể tán nội soi ngược dòng ở vị trí niệu quản 1/3 trên đối với nữ giới dù vị trí gần sát bể thận. Còn nam giới nên áp dụng với sỏi ở vị trí thấp hơn.

Chống chỉ định với bệnh nhân hẹp niệu đạo ở nam giới, bệnh nhân nhiễm trùng tiết niệu nặng (phải điều trị cho hết nhiễm trùng rồi mới tán sỏi), hẹp niệu quản đoạn dài dưới sỏi, rối loạn đông máu. Riêng với thận ứ nước độ III, IV là chống chỉ định tương đối.

Tai biến và biến chứng tán sỏi nội soi bằng laser


Dù tán sỏi niệu quản khi sử dụng laser hạn chế tối đa các biện chứng, tai biến, nhưng vẫn có thể gây thủng niệu quản, không đặt được ống soi để tiếp cận được sỏi, sốt, đái máu sau mổ, đau sau mổ, thất bại, chuyển mổ mở.

Với sỏi nhỏ, chưa có chỉ định phẫu thuật, bạn có thể dùng thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang để phòng và điều trị bệnh, ngăn ngừa hình thành sỏi thận ngay từ mầm mống ban đầu.
hời gian gần đây, Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) tiếp nhận một số bệnh nhân bị biến chứng giập, vỡ thận sau khi tán sỏi ở một số bệnh viện tỉnh, thành khác. Nhiều bệnh nhân rất lo lắng về các biến chứng này. 
Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp điều trị sỏi ít xâm lấn, an toàn, hiệu quả, nhưng bệnh nhân vẫn có thể bị tai biến, biến chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau.

GIẬP THẬN SAU 3 LẦN TÁN SỎI

Khi mới tán sỏi xong, bệnh nhân thường bị tiểu máu nhưng ở mức độ nhẹ (nước tiểu màu hồng, từ từ nước tiểu nhạt dần và bình thường trở lại). Sau khi tán sỏi, bệnh nhân được bác sĩ cho thuốc về nhà uống và dặn theo dõi sức khỏe. Nếu có sốt nhiễm trùng, đau lưng quá nhiều mà uống thuốc 1-2 ngày không bớt, phải quay lại khám ngay để kiểm tra có biến chứng không.
Nếu bệnh nhân bị vỡ thận gây chảy máu ồ ạt thì phải cắt bỏ thận vỡ để cứu mạng bệnh nhân. Trường hợp bệnh nhân bị giập thận mức độ vừa, nhẹ thì chỉ cần điều trị nội khoa để bảo tồn thận. Việc điều trị thường kéo dài vài tuần đến vài tháng.
Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Tế Kha - phó khoa niệu A Bệnh viện Bình Dân - cho biết tán sỏi ngoài cơ thể (tán sỏi) là phương pháp điều trị sỏi ít xâm lấn, an toàn đối với sỏi niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản) có kích thước nhỏ dưới 2cm.
Trung bình một ngày Bệnh viện Bình Dân tán sỏi cho 10-15 bệnh nhân, kết quả có trên 80% bệnh nhân hết sỏi và sạch sỏi. Tuy có kết quả tốt đối với đa số bệnh nhân nhưng một số rất ít bệnh nhân vẫn có thể bị tai biến, biến chứng sau khi tán sỏi.
Trong tháng 8 và 9-2014, Bệnh viện Bình Dân tiếp nhận ba bệnh nhân bị biến chứng sau tán sỏi ở một số địa phương đến điều trị. Trong đó, bệnh nhân D.V.C (48 tuổi, ngụ Bến Tre) đến khám ngày 3-9 trong tình trạng tổn thương thận (giập thận), sỏi thận chưa tán hết, chảy máu nhẹ.
Bệnh nhân được cho thuốc điều trị nội khoa, tiếp tục theo dõi và sau đó sẽ tiếp tục tán sỏi lần thứ tư để giải quyết sỏi còn lại ở thận.
Theo ông D.V.C, trước đó ông đến một bệnh viện ở Bến Tre để tán sỏi. Sau ba lần được bác sĩ điều trị sỏi thận bằng phương pháp này ông thấy đau nhiều, đi tiểu có máu, bầm tím xung quanh hông lưng phải nhập viện ở Bến Tre điều trị... Sau khi xuất viện vì lo lắng cho sức khỏe, ông đã đến Bệnh viện Bình Dân khám và điều trị..
Trước đó, ngày 8-8, Bệnh viện Bình Dân tiếp nhận điều trị bệnh nhân P.T.T. (70 tuổi, ngụ Ninh Thuận) đến khám vì bị giập thận, chảy máu xung quanh thận và bệnh nhân Đ.N.S. (43 tuổi, ngụ Bình Định) bị vỡ thận một phần, chảy máu ngoài bao thận.
Cả hai bệnh nhân này trước đó cũng được tán sỏi ở bệnh viện tại tỉnh                

DO MÁY MÓC, TAY NGHỀ BÁC SĨ

Theo bác sĩ Tế Kha, tỉ lệ tai biến, biến chứng sau tán sỏi thấp, biến chứng thường nhẹ và đa số có thể điều trị nội khoa cho kết quả tốt. Các tai biến, biến chứng thường gặp là đau sau tán sỏi.
Thường bệnh nhân bị đau tại vị trí da tiếp xúc với bầu nước của máy tán sỏi và đau tạng (gan, thận, tụy, lách) do căng bao thận và tổ chức quanh thận. Bệnh nhân cũng có thể bị đốm xuất huyết hay vết bầm da tại vị trí da tiếp xúc với bầu nước của máy tán sỏi.
Ngoài ra, tiểu máu (nhiều hoặc ít), tổn thương đụng giập thận sau tán sỏi cũng là biến chứng thường gặp ở hầu hết bệnh nhân được tán sỏi.
Bệnh nhân còn có thể bị một số tai biến, biến chứng ít gặp hơn như máu tụ dưới bao thận; chuỗi sỏi vụn bị kẹt ở niệu quản do sỏi vỡ vụn thoát xuống niệu quản nhiều và nhanh; nhiễm trùng niệu diễn tiến do bệnh nhân đã bị nhiễm trùng niệu mà không được điều trị tích cực trước tán sỏi hoặc do vi khuẩn được phóng thích vào nước tiểu khi sỏi vỡ vụn...
Đặc biệt, bệnh nhân cũng có thể gặp các tai biến, biến chứng hiếm gặp hơn như vỡ thận, vỡ gan, vỡ lách; ho ra máu, tràn máu màng phổi; viêm tụy gây tăng Amylase trong máu và nước tiểu; viêm gan gây tăng SGOT, SGPT trong máu; xuất huyết ruột non, đau do co thắt ruột.
Bác sĩ Tế Kha lưu ý biến chứng nặng (tỉ lệ 0,5-1%) có thể gây tử vong cho bệnh nhân bị nhiễm trùng niệu nặng chưa được điều trị tới nơi tới chốn mà tán sỏi. Trường hợp này sẽ đưa tới nhiễm trùng huyết hoặc sốc nhiễm trùng, khiến bệnh nhân có thể tử vong.
Riêng biến chứng vỡ thận dưới bao hoặc ngoài bao (tỉ lệ 1-2%) tuy nặng nhưng có thể điều trị bảo tồn giữ lại được quả thận hoặc có thể phải mổ cắt bỏ quả thận để cầm máu. Biến chứng vỡ thận phải cắt bỏ thận từ trước đến nay Bệnh viện Bình Dân chưa ghi nhận trường hợp nào.
Theo BS Tế Kha, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến khi tán sỏi: do máy tán sỏi, kỹ thuật tán sỏi và trình độ, kinh nghiệm chuyên môn của bác sĩ thực hiện kỹ thuật này.
“Nếu bác sĩ có tay nghề giỏi, nhiều kinh nghiệm, được đào tạo bài bản thì khi bắn sỏi sẽ biết tập trung chùm tia laser vào mục tiêu viên sỏi thận và bắn trúng đích, theo dõi thật kỹ bệnh nhân trong lúc tán sỏi để biết cường độ tia đã thích hợp chưa để điều chỉnh tăng, giảm cho phù hợp và hiệu quả” - BS Kha nói.

Không có nhận xét nào